Vận tải hàng hoá chiếm một tỉ trọng lớn trong lưu lượng giao thông đô thị. Ở hầu hết các thành phố, mặc dù trung bình chỉ có khoảng 15 -25% quãng đường tình bằng ki-lô-mét (đối với các xe từ 4 bánh trở lên) thuộc về hoạt động thương mại, có thể ước tính được rằng chúng chiếm đến 20 – 40% diện tích đường và gây ra 20 – 40% lượng CO2 thải ra.
Đối với vật chất dạng hạt, tỉ trọng của các phương tiện giao thông phục vụ thương mại vẫn còn chiếm một phần lớn. Mặc dù khó đưa ra con số chính xác, nhưng ví dụ ở Thái Lan, 51% năng lượng tiêu thụ trong giao thông đường bộ thuộc về vận chuyển hàng hoá. (Nguồn: Fabian, 2010)..
Các phương tiện vận tải hàng hoá không chỉ làm tăng cho ô nhiễm không khí và ùn tắc giao thông mà còn chiếm tỉ lệ trương đối lớn không gian đô thị. Vì vậy việc áp dụng chính sách giao thông cho công ty vận tải hàng hoá chuyên nghiệp và bền vững vẫn nên được đặt ở vị trí ưu tiên số một đối với bất cứ thành phố nào, dù nhỏ hay lớn.
Với tầm cỡ một khu vực đô thị điển hình ở một nước đang phát triển, trung bình 40 – 50% lưu lượng vận tải hàng hoá thương mại là lượng nhậpm, 20-25 % là lượng xuất, 25-40 % còn lại là sự di chuyển hàng hoá trong nội thành (Nguồn: Dablanc, 2010. Tuy nhiên, có sự đa dạng hoá về các dòng chảy hàng hoá điển hình giữa các đặc khu của thành phố. Vì những chuỗi đô thị lớn bao gồm cả các khu công nghiệp nên cũng trở thành điểm xuất phát của quá trình vận chuyển hàng hoá chứ không phải là điểm đến. Ngược lại, các khu trung tâm các thành phố thường là vùng tiêu thụ hàng hoá mạnh nhất.Điều này có nghĩa là các vùng này lại nhập hàng nhiều hơn là xuất. Điều mà chúng ta muốn nói đến ở đây là quá trình giao nhận của dịch vụ vận chuyển hàng hóa những chuyến hàng đôi khi với khối lượng nhỏ đến nhiều nhà bán lẻ.
Vấn đề vận tải đô thị được cải thiện
Nhận thức về các vấn đề về vận tải đô thị đang ngày càng được cải thiện. Nhiều nhà điều hành thành phố đã nhận thức được tầm quan trọng của vận tải hàng hoá đô thị và những vấn đề liên quan. Sự phát triển của đô thị và giao thông vận tải đô thị phụ thuộc lẫn nhau: Sự hạn chế dòng chảy hàng hoá vào ra một đô thị sẽ làm tăng giá bán lẻ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trung tâm đô thị, làm chậm các tiến trình kinh tế và làm cạn kiệt nguồn tài chính từ ngân sách thành phố. Ngược lại, phải có một chính sách dài hạn về giao thông đô thị thì mới có thể đả bảo được một cơ cấu cung cấp hàng hoá hiệu quả và bền vững. Quản lí sử dụng đất và lập kế hoạch cơ sở hạ tầng đóng vai trò nền tảng cho quá trình giao thông hiệu quả trong tương lai. Vận tải hàng hoá và giao nhận hàng hoá phải trở thành một phần thiết yếu của bất kì một chính sách nào như vậy, và phải được xem xét kỹ lưỡng trong giai đoạn lập kế hoạch.
Nếu cần tư vấn, đừng ngại liên hệ ngay với Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và vận tải Dũng Cường nhé!
Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và vận tải Dũng Cường
Địa chỉ: Ngõ 265 Trần Nhân Tông, Phường Nam Sơn, Quận Kiến An, Hải Phòng
VPGD Phía Bắc: Số 6 làng nghề Kha Lâm, P.Nam Sơn, Q.Kiến An, TP Hải Phòng
VPGD phía Nam: E4/52 Quốc lộ 1A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
Hotline: Ms Luấn 0914461899; Mr Tuyển 0912676192 ; Mr Cường 0909588468
Email: info@vantaidungcuong.com/ ctydungcuong@gmail.com
Website: https://vantaibactrungnam.vn
Facebook: Vận tải Dũng Cường