PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HIỆN NAY VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các phương thức vận chuyển ngày nay cũng càng đa dạng và phong phú hơn. Doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa có thể tùy ý sử dụng rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Một số phương thức vận chuyển phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không.
Mỗi phương thức vận chuyển đều có những ưu thế và hạn chế riêng mà chúng ta nên biết để có sự lựa chọn đúng đắn. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi xin được giới thiệu các ưu và nhược điểm của các phương thức vận tải để các bạn lựa chọn xem đâu là phương thức vận chuyển tối ưu nhất đối với hàng hóa của mình nhé!

Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức vận tải hiện nay là gì?

Mỗi phương thức vận tải hàng hóa có những ưu, nhược điểm cũng như các phạm vi sử dụng khác nhau.

1. Vận tải đường bộ

Ưu điểm

- Vận tải đường bộ thường dùng các loại xe tải là chủ yếu nên rất linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hóa, không phụ thuộc vào giờ giấc và cũng không có quy định thời gian cụ thể nào mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian cũng như có thể thay đổi trong quá trình vận chuyển.

- Có thể lựa chọn được phương tiện, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hàng hóa theo yêu cầu.

- Hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.

- Vận chuyển hàng hóa hiệu quả ở cự li ngắn và trung bình.

-  Hình thức vận tải này có khả năng bảo quản hàng hóa cao. Đảm bảo chất lượng hàng hóa trong suốt đoạn đường vận chuyển. 

-  Hàng hóa được chuyên chở từ kho người gửi đến kho người nhận mà không qua bất kì trung gian vận tải nào. Hạn chế công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, giảm thiếu chi phí.

Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Nhược điểm
- Vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…

-Việc vận chuyển đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe… ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng.

-  Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển.

-  Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

2. Vận tải đường sắt

Ưu điểm

-  Giá cước thấp hơn nhiều so với các loại hình vận chuyển đường bộ, đối với nhiều khung khối lượng và nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là trong tuyến vận chuyển đường dài như vận chuyển hàng Bắc – Nam.

- Có giá cước ổn định trong thời gian dài, ít biến động. Khách hàng chủ động trong việc phân bổ chi phí hợp lý đối với công việc kinh doanh. Do chi phí vận tải đường sắt không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên liệu, nên cước vận tải đường sắt không bị điều chỉnh khi giá xăng dầu biến động liên tục.

- Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa.

-  Có độ an toàn cao, đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng; Được đóng vào những toa chuyên biệt (toa hàng thường, Container, toa siêu trường siêu trọng, toa lạnh). Chạy cố định và liên tục nên đảm bảo hàng hóa được an toàn và khả năng mất mát hao hụt là tối thiểu.

- Ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố kẹt xe, hư hỏng đường xá,…

- Thời gian: Các chuyến tàu luôn theo một lịch trình cố định. Do đó thời gian ít bị biến động so với vận tải bằng đường bộ.

 Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Nhược điểm

- Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn, tuyến đường cố định nên phải kết hợp với các hình thức vận chuyển khác. Do đó, không được linh hoạt trong quá trình vận chuyển.Vì vậy đối với những đơn hàng gấp, cần giao nhanh, hàng hóa có hạn sử dụng ngắn hạn như rau củ quả thì đường sắt không có ưu thế bằng đường bộ và đường hàng không.

3. Vận tải đường thủy

Ưu điểm

- Tuyến đường vận chuyển thoải mái, thông thoáng hơn so với vận chuyển đường bộ.

- Có thể vận chuyển được hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn. Khối lượng vận chuyển bằng đường biển có thể gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với đường hàng không.

- Chi phí vận chuyển thấp. Nó được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước. Bởi vận chuyển với một khối lượng lớn nên giá thành cũng được giảm xuống.

- Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được hạn chế, an toàn cho hàng hóa. Do đường lưu thông trên biển là rất rộng nên việc va chạm cũng ít xảy ra.

- Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới. Việc phải vận chuyển hàng hóa sang khu vực biển của một quốc gia khác phải được sự chấp nhận của họ. Điều này thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa dễ dàng, phát triển kinh tế nước nhà.

Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Nhược điểm

-  Phải kết hợp với hình thức vận chuyển bằng đường bộ để có thể giao hàng tới tận nơi.

- Thời gian vận chuyển chậm và không linh hoạt bằng đường bộ vì phụ thuộc vào lịch tàu.

4. Vận tải đường hàng không

Ưu điểm

-  Vận tải hàng không có tốc độ vẫn cao nhất, do đó thời gian vận chuyển rất nhanh. Thời gian vận chuyển so với đường bộ cao gấp 40 lần.

- Đường hàng không giúp dễ dàng vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài. Vấn đề va chạm cũng ít xảy ra vì tỉ lệ tai nạn rất thấp. Đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt hơn.

- Vận chuyển trên không nên vận tải hàng không luôn an toàn hơn so với các phương tiện khác. Nguy cơ bị tai nạn của máy bay luôn ít hơn so với xe khách, xe tải hay tàu hỏa.

Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Nhược điểm

- Cước vận tải hàng không rất cao, đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế. Những ngày cao điểm (ngày lễ, ngày Tết) thì cước vận chuyển hàng không có thể cao gấp 3, 4 lần.

- Vận tải hàng không thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng chở hàng. Nó cũng không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có giá trị thấp.

- Thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa cũng khá phức tạp, tốn thời gian.

- Khách hàng luôn phải đến sớm hơn giờ bay so với quy định để đảm bảo đúng tiến độ bay.

Xem thêm tại đây

5. Vận tải bằng đường ống

- Vận tải đường ống là quá trình vận chuyển hàng hóa liên tục đi qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến điểm đích bằng cách sử dụng hệ thống các tuyến đường ống được nối từ quốc gia này sang quốc gia khác.

- Một số đặc điểm của loại hình vận tải này là: hàng hóa di chuyển nhưng phương tiện thì cố định. Các bên giao và nhận đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển thường ký các hiệp định cung cấp và phân chia sản phẩm trước khi thực hiện xây dựng và vận chuyển.

Ưu điểm

- Vận tải bằng đường ống có thể kết hợp cùng lúc xây dựng các tuyến đường, vận tải ô tô hay đường sắt, đường biển;

- Vận tải bằng đường ống có khối lượng vận chuyển lớn;

- Nó không làm cản trở các phương thức giao thông khác vì hệ thống đường ống thường được xây ngầm dưới đất, dưới biển…;

- Vận tải bằng đường ống phù hợp với vận chuyển chất lỏng, khí, thích hợp đối với những mỏ nằm ở những vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp. Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa trong vận tải bằng đường ống ít khi bị tổn thất mất mát dọc đường.

- Đặc biệt, việc vận chuyển bằng đường ống không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển và không chiếm quá nhiều diện tích đất.

Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Nhược điểm

- Phương thức này có thể vận chuyển hàng hóa ít hơn;

- Vốn đầu tư xây dựng hệ thống đường ống lớn, chi phí xây dựng các trạm bơm thủy lực khá tốn kém;

-  Khó kiểm soát an ninh và kiểm soát sự an toàn của hệ thống vận tải đường ống.

6. Vận tải đa phương thức

- Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải sử dụng 2 hay nhiều phương thức vận tải trên cơ sở một chứng từ vận tải đa phương thức, ví dụ một kiện hàng có thể vận chuyển bằng đường bộ ra đến cảng, đưa lên tàu thủy để chuyển đến cảng nhận, sau đó lại được xếp lên toa tàu đường sắt để về nhà kho.
- Với sự phát triển của các hình thái sản xuất và thương mại quốc tế, một sản phẩm sẽ được lưu thông qua nhiều công đoạn, nhiều địa phương, quốc gia trước khi đến đích. Do vậy vận tải đa phương thức trở nên rất phổ biến trong thời đại ngày nay.
- Đặc điểm của vận tải đa phương thức khác với từng công đoạn vận tải riêng lẻ. Đó là do có một đơn vị đứng ra quản lý, điều phối cả quá trình vận tải và khớp nối các công đoạn để hàng hóa vận chuyển không bị gián đoạn, nằm chờ tại các điểm trung chuyển. Thông thường quá trình này cũng sử dụng một vận đơn chở suốt thay cho mỗi công đoạn một vận đơn khác nhau.
- Phát triển vận tải đa phương thức đặc biệt được quan tâm đối với một đất nước có địa hình đa dạng, biên giới đất liền và bờ biển dài như Việt Nam.

Ưu điểm

- Vận tải đa phương thức sử dụng từ 2 phương thức vận chuyển trở lên nhưng chỉ thể hiện trên một hợp đồng và một chứng từ nên thủ tục gọn và nhanh chóng.

-  Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm xuyên suốt từ khi bắt đầu hàng hóa xuất đến khi hàng hóa về đúng nơi nhận hàng nên khách hàng có thể yên tâm hơn về độ an toàn của hàng hóa.

- Vận tải đa phương thức cho phép chuyên chở nhiều loại hàng, vận chuyển hàng hóa với một khối lượng, kích cỡ lớn.

-  Độ an toàn cao, hiếm xảy ra thiệt hại khi vận chuyển hàng hóa theo hình thức vận tải đa phương thức.

Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Nhược điểm

-  Vận tải đa phương thức đòi hỏi cao về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng.

- Trong một số mô hình của vận tải đa phương thức thường có tốc độ chuyên chở chậm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh.

- Vận tải đa phương thức thường bị hạn chế đối với một số hàng hóa nhanh hỏng, chất lượng giảm theo thời gian.

Hình thức vận tải xuyên biên giới

Vận tải xuyên biên giới (cross-border transport) là hình thức vận tải không giới hạn trong phạm vi một nước, mà điểm đầu nằm ở một nước và điểm cuối nằm ở một nước khác.

Phương thức vận tải hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại

Mặc dù vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển hay đường hàng không cũng là từ một nước này sang một nước khác, thuật ngữ vận tải xuyên biên giới thường dùng để chỉ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy giữa những nước giáp nhau. Vận tải xuyên biên giới có thể bao gồm vận chuyển hàng hóa của chính nước đó sang nước bên cạnh, hoặc vận chuyển hàng hóa của một nước thứ ba (trường hợp quá cảnh).

Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, đồng thời lại có bờ biển rất dài với nhiều cảng, do đó việc phát triển vận tải xuyên biên giới để đưa hàng hóa của Việt Nam sang 3 nước này cũng như đưa hàng hóa của các nước khác quá cảnh qua Việt Nam sang 3 nước này là một trong những nội dung ưu tiên trong phát triển logistics giai đoạn tới.

Nếu cần tư vấn, đừng ngại liên hệ ngay với Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và vận tải Dũng Cường nhé!

Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và vận tải Dũng Cường

Địa chỉ: Ngõ 265 Trần Nhân Tông, Phường Nam Sơn, Quận Kiến An, Hải Phòng

VPGD Phía Bắc: Số 6 làng nghề Kha Lâm, P.Nam Sơn, Q.Kiến An, TP Hải Phòng

VPGD phía Nam: E4/52 Quốc lộ 1A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

Hotline:  Ms Luấn 0914461899; Mr Tuyển 0912676192 ; Mr Cường  0909588468 

Email: info@vantaidungcuong.com/ ctydungcuong@gmail.com

Websitehttps://vantaibactrungnam.vn

FacebookVận tải Dũng Cường