Giá dầu tiếp đà giảm, lùi xuống dưới ngưỡng 100 USD

Ngày 3.8, giá dầu thô WTI của Mỹ lùi gần 1%, giao dịch ngưỡng 93,6 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu đối với hợp đồng giao tháng 10 cũng lùi dưới mốc 100 USD/thùng, giao dịch ngưỡng 99,6 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch khuya 2.8, giá dầu thô Brent tăng 0,5% lên 100,54 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,6% lên 94,42 USD.

Giá dầu tiếp đà giảm, lùi xuống dưới ngưỡng 100 USD

Giá dầu giảm còn do đồng USD phục hồi trước dự báo về một đợt tăng lãi suất mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ngoài ra, lạm phát ở mức cao có thể làm giảm các nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô cũng khiến giá dầu đi xuống.

Theo các nhà phân tích trên Reuters, giá dầu thô hôm nay lao dốc sau thông tin về hoạt động yếu kém của các nhà máy trên toàn cầu. Điều này cho thấy kinh tế toàn cầu đang cận kề một cuộc suy thoái. Giới đầu tư vẫn kỳ vọng sản lượng dầu sẽ tăng sau khi những tập đoàn dầu khí lớn báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong quý 2. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng thừa nhận nhu cầu dầu có cải thiện song vẫn còn quá thấp so mức trước đại dịch bùng phát.

Lo ngại trên thị trường cũng gia tăng sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan tối 2.8 - sự kiện có thể làm leo thang căng thẳng Mỹ - Trung. Trong khi đó, hôm nay (3.8), dự kiến cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ diễn ra và

thông tin phát đi cho thấy, khả năng nhóm sẽ tăng nhẹ sản lượng từ tháng 9 tới.

Trong nước, ngày 3.8, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: xăng E5 RON 92 không cao hơn 24.629 đồng/lít; xăng RON 95 không cao hơn 25.608 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 23.908 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn

24.533 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Mức giá trên có hiệu lực từ chiều 1.8. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 20 đợt điều chỉnh, trong đó có 13 đợt tăng và 7 đợt giảm.
 

Thứ tự: 
100